Skip Navigation Links
       Trang chủ
       Giới thiệu
       Tin tức
       Download
       Dịch vụ
       Sơ đồ web
       Liên hệ
Label
 
  Danh mục sản phẩm
Sản phẩm tre cuốn
Sản phẩm cói đan
Sản phẩm mây tre đan
Sản phẩm làm từ bẹ chuối
Sản phẩm làm từ dây nhựa
Sản phẩm tôn tráng kẽm
Sản phẩm bèo tây - lục bình
  Sản phẩm mới

SP 04005 S2

SP 04005 S2

SP 04010

Sp 4436

SP 4442

SP 4445

SP 04003

SP 04002

SP 06006 S3

SP 06007 S3
  Hỗ trợ trực tuyến
<Tháng Ba 2024>
HBTNSBC
26272829123
45678910
11121314151617
18192021222324
25262728293031
1234567
 
  Lượt truy cập: 1509767
  Đang trực tuyến: 15
 
 
 
Tin tức
Hàng thủ công mỹ nghệ Việt Nam đang ở đẳng cấp nào?
 
Ngoại trừ những nhà chuyên môn có đầu óc và các DN kinh doanh tinh tường, có thể nói hiện tại ngay chính bản thân đội ngũ các DN chuyên đem hàng thủ công mỹ nghệ và trang trí nội thất Việt Nam ra nước ngoài vẫn không xác định được rõ ràng hàng hoá của mình đang nằm ở đẳng cấp nào.


Đẳng cấp thường được xác định từ 2 mặt, nội dung và hình thức. Về mặt nội dung có thể tạm coi 3 yếu tố cơ bản sau đây: truyền thống, tiềm lực và một đội ngũ thiết kế giỏi là thước đo đẳng cấp. Nếu như căn cứ trên những tiêu chí này thì có thể khẳng định hàng Việt Nam đang ở một đẳng cấp thấp. Bởi xét ở yếu tố truyền thống, không ít những ý kiến vội vã cho rằng hàng thủ công mỹ nghệ chúng ta có truyền thống hàng trăm năm, thậm chí ngàn năm. Nhưng đó là về mặt lịch sử và thời gian, còn thực tế, nếu so với sân chơi chung của thế giới và tốc độ phát triển của nó hiện nay thì những chum vại sành sứ của chúng ta không thể so sánh, bởi đơn giản hàng thủ công mỹ nghệ thế giới đang cần những thứ mà chúng ta không hề hoặc ít có - đó là “mốt”! Quay lại Việt Nam, chúng ta mới gia nhập làng thủ công mỹ nghệ và trang trí nội thất thế giới được hơn 10 năm và ngoại trừ một số DN táo bạo bước đầu tìm hiểu và một phần bắt nhịp được với những cách tân của thời trang thế giới như LP Design, Thiên Thanh, Gốm Minh Long… còn hầu hết vẫn lạc hậu và chỉ là những nhà kinh doanh đồ cũ đơn thuần!
Hiện tượng này không chỉ diễn ra ở Việt Nam. Tại Hội chợ Tendence vừa qua, ngay ở sát gian hàng của Công ty LP Désign có một gian hàng của gia đình nghệ nhân người gốc Poznan, Ba Lan về các đồ chơi con giống cực kỳ tinh xảo bằng sứ tráng men. Làm quen với ông chủ gốc Đông Âu có dáng vóc thuần khiết của một “mu-gich” cũng như đọc lại cuốn lịch sử dày cộp mà gia chủ trang trọng bày trên bàn, tôi được biết đây là một dòng họ làm gốm có truyền thống hơn 550 năm từ thế kỷ XV (ở Việt Nam tương đương với đời hậu Lê). Đây là lần đầu tiên ông ta tham dự hội chợ nhưng những con giống cực kỳ tinh xảo, thậm chí là độc bản của gia đình ông chỉ được khách hàng hiếu kỳ ngắm cho vui chứ không thu về được bất cứ một hợp đồng hay đơn đặt hàng nào. Lý do chủ yếu là do mẫu mã của ông đẹp nhưng không lạ và không có gì mới! Điều này cho thấy, trong thời hiện tại đặc biệt trong lĩnh vực thời trang thì bất cứ ai cũng không thể sống mãi với hình bóng của truyền thống, dẫu truyền thống ấy rực rỡ đến nhường nào. Bởi hiện tại, nếu không bắt nhịp được với những thay đổi chóng mặt của thế giới thời trang thì tự khắc họ buộc phải chấp nhận đóng vai phụ, đứng bên lề của cuộc chơi.
Tương tự, việc đào tạo đội ngũ thiết kế cũng được xem như là một trong những tiêu chuẩn hàng đầu để cho nền công nghiệp hàng thủ công mỹ nghệ thực sự có đẳng cấp. Nhưng xét một cách toàn diện, ngay lĩnh vực này chúng ta cũng gặp quá nhiều vấn đề. Như đã biết, ở Việt Nam, ngành tạo mẫu thời trang nói chung, đặc biệt là ngành tạo mẫu cho hàng thủ công mỹ nghệ nhìn chung còn là một lĩnh vực khá mới mẻ. Ở một số trường đại học chuyên ngành về mỹ thuật công nghiệp, khái niệm về môn học tạo mẫu cũng đã bắt đầu được chú ý nhưng do nhiều lý do khác nhau việc dạy và học còn khá đơn điệu, ít có tính thực tiễn… Bởi không chỉ trong nhà trường, ngay cả khi lập nghiệp, các hoạ sỹ và các nhà thiết kế tương lai đã gặp phải một môi trường không mấy thuận lợi để gieo trồng khả năng của họ. Vào làm tại các viện hoặc các DN nhà nước thì nhìn chung tài năng của họ không mấy được trọng dụng hoặc ít được đặt đúng chỗ. Còn nếu họ theo nghiệp kinh doanh, có mặt tại các DN đặc biệt là DN nhà nước thì tầm nhìn của họ cũng khá hạn chế, hầu hết chỉ bó hẹp trong bốn bức tường nhà máy, rộng thêm chút nữa thì được tham dự một vài cuộc triển lãm chuyên ngành trong nước và… chấm hết. Trong khi thế giới, đặc biệt là khu vực châu Á như đã nói ở trên, các DN Nhật Bản, Trung Quốc, Hàn Quốc luôn tung các hoạ sỹ và các nhà thiết kế ra tất cả các trung tâm mốt, các hội chợ lớn nhất thế giới (dạng Tendence) để học hỏi thì ở Việt Nam chuyện này là khá hiếm hoi. Ngay cả các DN Việt Nam tham gia triển lãm quốc tế, thì trong thành phần phổ biến vẫn là quan chức (phải từ Phó, Trưởng phòng kinh doanh đến Phó, Tổng giám đốc) mới được đi còn các nhà thiết kế, hoạ sỹ mấy khi được nhòm ngó. Đôi khi nguyên cớ xem ra thật nực cười như lời Hoàng thổ lộ cùng tôi: các DN tuy không sử dụng nhưng sợ cho các hoạ sỹ, nhà thiết kế trẻ có tài được đi ra ngoài học hỏi, trình độ nâng lên thì họ lại bỏ đi nơi khác có thu nhập cao hơn, thế là mất người, mất “cán bộ”!
Xét về mặt hình thức, tại những hội chợ trưng bày tầm cỡ thế giới, đẳng cấp cũng được phân ra một cách khá rõ rệt. Ví như tại Tendence, các DN Việt Nam và các DN trong khu vực cùng các nước có nền thủ công mỹ nghệ tầm tầm giống nhau được “nhét” chung vào một nơi là Halle 9 (từ 9.0 đến 9.1 và 9.2). Halle 6 (6.0, 6.1, 6.2) hầu như chỉ dành cho các DN châu Âu và một vài đại gia có “máu mặt” ở châu Á và của Việt Nam duy nhất mỗi Công ty LP Design nằm lẻ loi trong số đó. Đẳng cấp ở đây không chỉ thể hiện ở sự mới lạ, phong phú của các mẫu mã chủng loại hàng hoá, đẳng cấp còn là mức chi phí để trưng bày các gian hàng. Những hãng thời trang của Italia, Pháp, Đức… bỏ ra hàng trăm ngàn USD (cỡ tiền tỉ của mình) chỉ để sắm các giá kệ, giàn đèn phục vụ cho việc trưng bày sản phẩm. Khá tự hào là DN Việt duy nhất có mặt tại Halle 6.2 nhưng giám đốc LP Design cũng phải thừa nhận mình khó thể so bì với những đại gia kia về mức kinh phí để đầu tư gian hàng… Nhưng thực ra, sự đầu tư nói trên không hề uổng phí, cũng ông giám đốc LP Design tiết lộ, từ khi mạnh dạn tham gia gian hàng của châu Âu, đơn đặt hàng của DN tăng lên rất nhiều. Đơn giản là “tiền nào của ấy”: Các nhà phân phối ở châu Âu và thế giới hiện đã mang sẵn trong mình quy ước muốn tìm hàng hiệu thì hãy đến những gian trưng bày có đẳng cấp, đến các gian trưng bày “hàng chợ” chỉ có thể tìm được những thứ rẻ tiền!
Vì bấy nhiêu lý do nên không có gì là lạ nếu như hầu hết các DN của chúng ta vẫn bằng lòng với vị thế “trên một người, dưới muôn người” kiểu nhỉnh hơn “ông” Malaixia, “ông” Lào… một tí, còn vươn đến đẳng cấp thế giới như Pháp, ltalia, thậm chí là Tây Ban Nha, Hàn Quốc thì vẫn còn là một giấc mơ xa…

Bài: Hiệp hội TCMN làng nghề Hà Tây
 
  Tin mới
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
  Đăng nhập
Tài khoản   
Mật khẩu   

 
Lấy lại mật khẩu
  Thông tin giỏ hàng
Giỏ hàng có 0 sản phẩm
 
Tổng số tiền là 0 USD
 
 
  Quảng Cáo
Copyright © 2009 Najimex. All Rights Reserve
Designed by Netviet